Tình cảm gia đình luôn ấm ám và đầy yêu thương. Đây là câu chuyện nhỏ về một người cha là chủ tiệm tạp phẩm. Một người cha chi li từng xu nhưng hết mực yêu thương con cái.
Nếu bố tôi là… phụ nữ, chắc hẳn bố đã có tên là Penny (có nghĩa là đồng xu).
Tên thật của bố tôi là Murray. Và tôi thấy bố suốt ngày chỉ theo đuổi một công việc kinh doanh mang tính chất rất… đồng xu – đó là một cửa hàng bán bánh kẹo, tạp phẩm.
Vào thời khó khăn đó, bố tôi sẽ lãi một xu cho mỗi tờ báo bán được. Lãi được nửa xu cho mỗi phong kẹo que và kẹo cao su. Hai xu cho mỗi chai soda – nếu bố giữ và đem trả chai soda rỗng lại cho nhà máy.
Bố cũng bắt tôi và em trai tôi – Richy – phải sống theo “phương châm đồng xu” ấy. Nếu chúng tôi xin bố 10 xu để mua quả bóng, chúng tôi sẽ được bố nói cho nghe rằng bố phải bán 10 tờ báo để kiếm được đồng 10 xu đó, tức là 50 tờ mới được nửa đôla, và 100 tờ báo thì bố mới kiếm được 1 đôla. Và nếu chúng tôi muốn có một quả bóng, hãy đứng ở cửa hàng và bán cho bố 10 tờ báo!
Thế nhưng bằng cách nào đó, bố cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần và hầu như tất cả những gì chúng tôi muốn. Chẳng hạn như quả bóng, tuy chúng tôi chỉ bán được đúng 3 tờ báo rồi… chán và rủ nhau đi chơi, nhưng khi về nhà đã thấy có quả bóng ở nhà rồi.
Chúng tôi sống ngay phía trên cửa hàng. Tấm biển của cửa hàng là: “Cửa hàng báo và tạp phẩm của Murry”. Tên của bố tôi đã bị chính bố viết sai chính tả, nhưng bố bảo điều đó chẳng quan trọng. Điều quan trọng là bố đang có việc để làm, luôn có thể mua thức ăn, quần áo, trả tiền học, và quan tâm tới tôi và Richy – hai đứa mà bố thương nhất trần đời, và mẹ chúng tôi – người mà bố yêu nhất trần đời.
Bố còn lo cho cả những người hàng xóm khó khăn của chúng tôi. Mỗi sáng bố luôn đặt trước cửa nhà chú Larry một tờ báo, dù từ lâu rồi chú ấy chẳng có tiền đặt báo. Bố cũng không quên cả bà Huber, già cả và sống một mình ở cuối phố. Vài lần một tuần, bố xách túi bánh mỳ sang nhà bà ấy, nói rằng hôm nay ở cửa hàng bán không hết. Nhưng tôi biết túi bánh mỳ đó bố để riêng ra một góc từ sáng.
Buối tối, bố lại đọc truyện cho tôi và Richy nghe. Giọng nam cao rõ ràng của bố đưa chúng tôi đến những hòn đảo xa chứa đầy châu báu, tới miền Viễn Tây với những anh cao bồi cưỡi ngựa, và đến cả hang động của Ali Baba.
Nhưng tất cả những câu chuyện đó cũng vẫn không khiến giọng của bố xúc động như khi bố kể về mong ước của mình – đó là việc tôi và Richy được vào đại học. Nhưng vào đại học thì cần rất nhiều tiền.
Bố tôi quyết định bán đi chiếc ôtô cũ của mình và dùng một cái xe đẩy lớn để hàng ngày đi lấy hàng. Buổi sáng, bố phải dậy sớm hơn vì đẩy xe không nhanh như đi ôtô được. Nhưng em Richy học rất giỏi và đã vào được đại học.
Bố tôi bảo thế là mong ước của bố đã trở thành hiện thực.
Có một bức ảnh ghi lại niềm vui của bố tôi. Bố mặc bộ quần áo tươm tất nhất, còn mẹ mặc bộ váy dài. Hai người đứng trước cửa hàng tạp phẩm của bố, và phía sau họ là cánh cửa có sơn dòng chữ: “Richy, con là niềm tự hào của bố mẹ”.
Nếu bố tôi là… phụ nữ, chắc hẳn bố đã có tên là Penny (có nghĩa là đồng xu).
Tên thật của bố tôi là Murray. Và tôi thấy bố suốt ngày chỉ theo đuổi một công việc kinh doanh mang tính chất rất… đồng xu – đó là một cửa hàng bán bánh kẹo, tạp phẩm.
Vào thời khó khăn đó, bố tôi sẽ lãi một xu cho mỗi tờ báo bán được. Lãi được nửa xu cho mỗi phong kẹo que và kẹo cao su. Hai xu cho mỗi chai soda – nếu bố giữ và đem trả chai soda rỗng lại cho nhà máy.
Bố cũng bắt tôi và em trai tôi – Richy – phải sống theo “phương châm đồng xu” ấy. Nếu chúng tôi xin bố 10 xu để mua quả bóng, chúng tôi sẽ được bố nói cho nghe rằng bố phải bán 10 tờ báo để kiếm được đồng 10 xu đó, tức là 50 tờ mới được nửa đôla, và 100 tờ báo thì bố mới kiếm được 1 đôla. Và nếu chúng tôi muốn có một quả bóng, hãy đứng ở cửa hàng và bán cho bố 10 tờ báo!
Thế nhưng bằng cách nào đó, bố cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần và hầu như tất cả những gì chúng tôi muốn. Chẳng hạn như quả bóng, tuy chúng tôi chỉ bán được đúng 3 tờ báo rồi… chán và rủ nhau đi chơi, nhưng khi về nhà đã thấy có quả bóng ở nhà rồi.
Chúng tôi sống ngay phía trên cửa hàng. Tấm biển của cửa hàng là: “Cửa hàng báo và tạp phẩm của Murry”. Tên của bố tôi đã bị chính bố viết sai chính tả, nhưng bố bảo điều đó chẳng quan trọng. Điều quan trọng là bố đang có việc để làm, luôn có thể mua thức ăn, quần áo, trả tiền học, và quan tâm tới tôi và Richy – hai đứa mà bố thương nhất trần đời, và mẹ chúng tôi – người mà bố yêu nhất trần đời.
Bố còn lo cho cả những người hàng xóm khó khăn của chúng tôi. Mỗi sáng bố luôn đặt trước cửa nhà chú Larry một tờ báo, dù từ lâu rồi chú ấy chẳng có tiền đặt báo. Bố cũng không quên cả bà Huber, già cả và sống một mình ở cuối phố. Vài lần một tuần, bố xách túi bánh mỳ sang nhà bà ấy, nói rằng hôm nay ở cửa hàng bán không hết. Nhưng tôi biết túi bánh mỳ đó bố để riêng ra một góc từ sáng.
Buối tối, bố lại đọc truyện cho tôi và Richy nghe. Giọng nam cao rõ ràng của bố đưa chúng tôi đến những hòn đảo xa chứa đầy châu báu, tới miền Viễn Tây với những anh cao bồi cưỡi ngựa, và đến cả hang động của Ali Baba.
Nhưng tất cả những câu chuyện đó cũng vẫn không khiến giọng của bố xúc động như khi bố kể về mong ước của mình – đó là việc tôi và Richy được vào đại học. Nhưng vào đại học thì cần rất nhiều tiền.
Bố tôi quyết định bán đi chiếc ôtô cũ của mình và dùng một cái xe đẩy lớn để hàng ngày đi lấy hàng. Buổi sáng, bố phải dậy sớm hơn vì đẩy xe không nhanh như đi ôtô được. Nhưng em Richy học rất giỏi và đã vào được đại học.
Bố tôi bảo thế là mong ước của bố đã trở thành hiện thực.
Có một bức ảnh ghi lại niềm vui của bố tôi. Bố mặc bộ quần áo tươm tất nhất, còn mẹ mặc bộ váy dài. Hai người đứng trước cửa hàng tạp phẩm của bố, và phía sau họ là cánh cửa có sơn dòng chữ: “Richy, con là niềm tự hào của bố mẹ”.
Không có nhận xét nào...Leave one now