Năm 16 tuổi, tôi hoàn thành kỳ huấn luyện quân đội cơ bản và quyết định rời khỏi Florida, nơi tôi lớn lên trong một cô nhi viện, để tới thành phố khác tìm cơ hội.
Những thứ giá trị nhất
Hãy nghĩ trước khi bạn phán xét một ai đó
Ai mới hạnh phúc? Truyện về quạ và công
Năm 16 tuổi, tôi hoàn thành kỳ huấn luyện quân đội cơ bản và quyết định rời khỏi Florida, nơi tôi lớn lên trong một cô nhi viện, để tới thành phố khác tìm cơ hội.
Khi tôi đến nhà ga tàu điện ngầm, tôi để ý thấy có rất nhiều người vô gia cư tụ tập ở đó – và đó cũng không phải là chuyện bất thường. Có một số người, tôi nghĩ mình đã từng gặp trước đây, bởi tôi cũng là một đứa trẻ đường phố vài năm trước khi sống ở cô nhi viện và được đào tạo những kỹ năng cơ bản để tự lập.
Những thứ giá trị nhất
Hãy nghĩ trước khi bạn phán xét một ai đó
Ai mới hạnh phúc? Truyện về quạ và công
Năm 16 tuổi, tôi hoàn thành kỳ huấn luyện quân đội cơ bản và quyết định rời khỏi Florida, nơi tôi lớn lên trong một cô nhi viện, để tới thành phố khác tìm cơ hội.
Khi tôi đến nhà ga tàu điện ngầm, tôi để ý thấy có rất nhiều người vô gia cư tụ tập ở đó – và đó cũng không phải là chuyện bất thường. Có một số người, tôi nghĩ mình đã từng gặp trước đây, bởi tôi cũng là một đứa trẻ đường phố vài năm trước khi sống ở cô nhi viện và được đào tạo những kỹ năng cơ bản để tự lập.
Vì tôi chưa bao giờ có gia đình, nên tôi quyết định dừng lại một chút, nhìn quanh xem có người nào mà tôi từng quen từ ngày trước không. Khi nghe thấy có tiếng ồn ào cùng một đám đông, tôi lại gần và thấy có mấy thanh niên đang vừa chế nhạo, vừa xô đẩy một người bị dị tật. Người này thấp hơn hẳn mức bình thường, khuôn mặt hơi méo mó và chân đi khập khiễng. Thực ra, tôi đã từng nhìn thấy người đàn ông này nhiều năm trước, hồi tôi còn sống lang thang, nhưng tôi chưa bao giờ bắt chuyện với ông ta vì trông ông ta có vẻ đáng sợ.
Ban đầu, tôi cứ thế bước tiếp bởi tôi không nghĩ rằng mình có thể làm gì để cản mấy cậu thanh niên kia. Tôi không đủ can đảm. Nhưng càng bỏ đi xa, tôi càng cảm thấy trong lòng mình không yên ổn.
Cuối cùng, không chịu được nữa, tôi quay lại. Lúc này, mấy cậu thanh niên đã bỏ đi, còn người đàn ông dị tật thì bị đẩy ngã, ngồi bệt dưới đất, quần áo bẩn thỉu. Tôi nhìn ông ấy và chẳng biết nói gì. Thế rồi tôi cúi xuống, đỡ ông ấy dậy, dìu ông ấy tới ngồi ở một băng ghế, và bảo rằng tôi sẽ mua thứ gì đó cho ông ấy ăn, nếu ông ấy đói.
Ban đầu, tôi cứ thế bước tiếp bởi tôi không nghĩ rằng mình có thể làm gì để cản mấy cậu thanh niên kia. Tôi không đủ can đảm. Nhưng càng bỏ đi xa, tôi càng cảm thấy trong lòng mình không yên ổn.
Cuối cùng, không chịu được nữa, tôi quay lại. Lúc này, mấy cậu thanh niên đã bỏ đi, còn người đàn ông dị tật thì bị đẩy ngã, ngồi bệt dưới đất, quần áo bẩn thỉu. Tôi nhìn ông ấy và chẳng biết nói gì. Thế rồi tôi cúi xuống, đỡ ông ấy dậy, dìu ông ấy tới ngồi ở một băng ghế, và bảo rằng tôi sẽ mua thứ gì đó cho ông ấy ăn, nếu ông ấy đói.
Ông ấy bảo tôi rằng ông ấy đang đói, cho nên tôi mở ví lấy ra một tờ 20 đôla. Đó là một khoản tiền lớn đối với tôi vì tôi chỉ được nhận 68 đôla/tháng trong kỳ huấn luyện quân đội. Khi tôi chào ông ấy rồi đi tiếp, ông ấy chợt gọi tôi lại và hỏi liệu ông ấy có thể mời tôi bữa tối được không.
Chúng tôi vào tiệm ăn nhanh ngay trong ga tàu điện ngầm và gọi hai chiếc bánh burger cùng một phần khoai tây chiên. Chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc. Tôi kể với ông ấy rằng tôi đã sống một thời gian trong cô nhi viện và bây giờ tôi sẽ cố gắng đi tìm việc làm ở một thành phố khác. Ông ấy thì kể rằng ông ấy cũng không biết cha mẹ mình là ai, và rằng ông ấy cũng từng sống ở cô nhi viện. Sau khi ăn xong, tôi quyết định trả tiền bữa ăn để ông ấy có thể giữ lại 20 đôla.
Thế rồi người đàn ông này bảo tôi đợi một lúc trong khi ông ấy đi lấy một thứ quan trọng. Vì cũng chẳng vội vàng gì nên tôi ra ghế ngồi đợi. Phải đến 30 phút sau, ông ấy mới quay lại, đưa cho tôi một phong bì lớn và bảo tôi không được mở ra cho đến khi lên tàu. Tôi bắt tay ông ấy và nhìn theo cho đến khi ông ấy đi khuất. Thế rồi tôi gấp chiếc phong bì lại, cho vào túi và đi.
Một lúc sau, tôi lên được chuyến tàu mình cần. Khi đã ngồi yên chỗ, tôi mới nhớ ra chiếc phong bì mà người đàn ông dị tật đưa cho mình. Tôi mở ra, trong đó là mười tờ 100 đôla còn mới tinh, một tờ giấy ghi chú, và một trang tạp chí.
Trong tờ giấy đó có viết: “Tôi đã nói rằng tôi sẽ mời cậu ăn tối”. Còn trên trang tạp chí là hình ảnh chính người đàn ông dị tật lúc nãy, ăn mặc trang trọng, với tiêu đề bài báo: “Người đàn ông dị tật từng sống trong cô nhi viện đã trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất”. Ở dưới cùng của trang báo đó có thêm một dòng chữ viết tay: “Cậu hãy dùng số tiền này để ăn bữa tối thật ngon nhé! Mặc dù với tôi, bữa ăn trong tiệm ăn nhanh lúc nãy mới là bữa ngon nhất mà lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức”.
Chúng tôi vào tiệm ăn nhanh ngay trong ga tàu điện ngầm và gọi hai chiếc bánh burger cùng một phần khoai tây chiên. Chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc. Tôi kể với ông ấy rằng tôi đã sống một thời gian trong cô nhi viện và bây giờ tôi sẽ cố gắng đi tìm việc làm ở một thành phố khác. Ông ấy thì kể rằng ông ấy cũng không biết cha mẹ mình là ai, và rằng ông ấy cũng từng sống ở cô nhi viện. Sau khi ăn xong, tôi quyết định trả tiền bữa ăn để ông ấy có thể giữ lại 20 đôla.
Thế rồi người đàn ông này bảo tôi đợi một lúc trong khi ông ấy đi lấy một thứ quan trọng. Vì cũng chẳng vội vàng gì nên tôi ra ghế ngồi đợi. Phải đến 30 phút sau, ông ấy mới quay lại, đưa cho tôi một phong bì lớn và bảo tôi không được mở ra cho đến khi lên tàu. Tôi bắt tay ông ấy và nhìn theo cho đến khi ông ấy đi khuất. Thế rồi tôi gấp chiếc phong bì lại, cho vào túi và đi.
Một lúc sau, tôi lên được chuyến tàu mình cần. Khi đã ngồi yên chỗ, tôi mới nhớ ra chiếc phong bì mà người đàn ông dị tật đưa cho mình. Tôi mở ra, trong đó là mười tờ 100 đôla còn mới tinh, một tờ giấy ghi chú, và một trang tạp chí.
Trong tờ giấy đó có viết: “Tôi đã nói rằng tôi sẽ mời cậu ăn tối”. Còn trên trang tạp chí là hình ảnh chính người đàn ông dị tật lúc nãy, ăn mặc trang trọng, với tiêu đề bài báo: “Người đàn ông dị tật từng sống trong cô nhi viện đã trở thành một trong những doanh nhân giàu có nhất”. Ở dưới cùng của trang báo đó có thêm một dòng chữ viết tay: “Cậu hãy dùng số tiền này để ăn bữa tối thật ngon nhé! Mặc dù với tôi, bữa ăn trong tiệm ăn nhanh lúc nãy mới là bữa ngon nhất mà lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức”.
Không có nhận xét nào...Leave one now