Tôi bắt đầu chơi bóng bầu dục một năm trước Larry. Larry thấp hơn và nhẹ cân hơn tôi. Cả hai chúng tôi đều nhanh nhẹn và táo bạo. Cả hai đều có năng khiếu, khỏe mạnh. Một trong hai chúng tôi đã chơi được giải chuyên nghiệp, còn một thì không.
Tôi bắt đầu chơi bóng bầu dục một năm trước Larry. Larry thấp hơn và nhẹ cân hơn tôi. Cả hai chúng tôi đều nhanh nhẹn và táo bạo. Cả hai đều có năng khiếu, khỏe mạnh. Một trong hai chúng tôi đã chơi được giải chuyên nghiệp, còn một thì không.
Khi tôi 4 tuổi, anh trai tôi được tặng một chiếc xe đạp mới làm quà sinh nhật. Tôi vẫn phải đi cái xe đạp ba bánh cũ. Tất nhiên, tôi thích cái xe đạp mới. Bố mẹ tôi kiếm tiền chỉ đủ sống và không muốn mua xe mới cho một đứa trẻ 4 tuổi, nhưng vì tôi năn nỉ ghê quá, nên cuối cùng bố tôi bảo: “Con trai, khi nào con đi được xe đạp hai bánh, bố sẽ mua cho con một cái”. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, tôi đã tập đi được xe hai bánh.
Có một lần, tôi đến bể bơi công cộng. Ở đó, tôi chú ý đến một gia đình với bốn đứa con nhỏ. Hai đứa lớn đã biết bơi. Đứa thứ ba tuy chưa thạo nhưng có vẻ rất tự tin khi xuống nước. Đứa út thì ngược lại. Nó chỉ cảm thấy thoải mái khi ngồi ở thành bể.
Tôi nghe thấy bố mẹ của mấy đứa trẻ gọi cậu con trai út là Skylar và thúc giục nó xuống nước, nhưng không được. Nó cứ nhúng người xuống nước nhưng tay vẫn bám chặt thành bể. Thỉnh thoảng, cậu bé thả tay ra khỏi thành bể nhưng rồi nhanh chóng bám trở lại. Dường như nó đang tự thử sức mình.
Buổi sau đến bể bơi, tôi lại gặp gia đình với bốn đứa con đó. Skylar lại mấp mé ở rìa nước. Tuy nhiên, rất đột ngột, tôi thấy thằng bé thả tay ra, ngụp xuống nước, rồi trong khi tôi chưa kịp định thần, thằng bé lại trồi lên, cười toe toét và la lớn: “BỐ MẸ ƠI! CON ĐÃ TỰ CHẠM XUỐNG ĐÁY BỂ ĐƯỢC MỘT LẦN RỒI!”.
Bố mẹ Skylar khen ngợi sự cố gắng của cậu con trai. Nhưng Skylar không dừng lại. Nó tiếp tục: thả tay, ngụp xuống, trồi lên. Rồi tôi nhận ra: cậu bé này có một mục tiêu! Cậu bé phấn khích như vậy vì đã đạt được mục tiêu của mình.
Trong vòng vài ngày sau đó, tôi cứ suy nghĩ suốt, về việc đến khi nào thì chúng ta ngừng lớn lên và ngừng học hỏi. Vấn đề không phải ở việc chúng ta bao nhiêu tuổi. Hoặc là chúng ta sẽ trải qua đủ đau đớn để ngừng việc mình đang làm, hoặc là chúng ta trải qua đủ niềm vui để tiếp tục. Tuy nhiên, những đau đớn có thể khiến chúng ta ngừng chấp nhận rủi ro, thử thách. Thử những thứ mình chưa biết có thể khiến chúng ta rất đau đớn. Người lớn biết vậy nên nhiều khi không dám thử. Một đứa trẻ thì không có nhiều lựa chọn. Nó phải tiếp tục thử những gì nó chưa biết, vì nó còn chưa biết quá nhiều thứ! Cho nên, nhiều người lớn sẽ ngừng lớn lên, hoặc lớn chậm hơn cả những đứa trẻ, bởi vì không dám thử những gì mình chưa biết.
Suốt cả tuần sau đó, tôi rất hay nghĩ đến Skylar. Tôi nhận ra rằng thử những điều chưa biết là một quá trình mà cuộc sống muốn chúng ta phải chấp nhận. Đó là cách chúng ta lớn lên. Đôi khi chúng ta được khen ngợi vì thử một việc gì đó mới. Lại có những khi chúng ta bị tổn thương. Dù thế nào, thì mỗi lần thử và cố gắng, chúng ta đều lớn lên một chút và học hỏi được thêm một chút. Sự khác nhau giữa những nhà vô địch và những người thua cuộc là ở chỗ những nhà vô địch áp dụng những bài học mà họ đã học được.
Mấy năm trước, tôi đã gặp và nói chuyện lại với đồng đội cũ của tôi là Larry. Lúc này, Larry đã chơi chuyên nghiệp cho đội New England Patriots. Cậu ấy đã được ba giải thưởng. Cậu ấy không có kế hoạch gì khi học đại học, nhưng rồi cậu ấy được mời tham dự trại huấn luyện của Jimmy Johnson. Jimmy là một huấn luyện viên nổi tiếng nghiêm khắc. Sau mùa huấn luyện đầu tiên, ông nói rằng chỉ có hai cầu thủ được chọn để đưa vào đội. Một trong hai người đó là Larry. Cậu ấy không phải là người ghi được nhiều bàn thắng nhất hay tham gia nhiều trận đấu nhất. Nhưng cậu ấy dám lao vào một đối thủ đang xông tới cậu ấy. Nếu Larry ngã, cậu ấy sẽ đứng bật dậy và tiếp tục tiến tới. Trong thế giới của bóng bầu dục chuyên nghiệp, thì tinh thần của một chiến binh còn quan trọng hơn cả năng khiếu bẩm sinh.
Trong cuộc nói chuyện, Larry bảo với tôi rằng giá như tôi không bỏ chơi bóng bầu dục hồi học đại học, thì tôi cũng đã có thể chơi chuyên nghiệp. Tôi đã có tài năng và sự táo bạo cần thiết của một cầu thủ. Nhưng một phần trong tôi ước giá như cậu ấy bảo rằng tôi không đủ giỏi để chơi chuyên nghiệp, còn hơn là nhắc rằng tôi đã ngừng chơi chỉ vì không tìm được môi trường thích hợp. Vì bạn thấy đấy, ngừng chơi là lựa chọn của tôi. Tôi đã tự coi mình là một “người hùng không được trọng dụng”. Mặc dù lúc đó chẳng ai coi tôi là người hùng. Tôi đã ngừng cố gắng, bởi tôi sợ phải đặt ra rồi không đạt được một mục tiêu. Lúc đó tôi đã lớn và không còn là cậu bé 4 tuổi được hứa rằng: “Khi con đi được xe hai bánh, bố sẽ mua cho con một cái xe mới” để rồi tôi có một mục tiêu và tập đi xe chỉ trong chưa đầy một tuần. Tôi đã phải mất rất nhiều năm mới nhận ra rằng để đạt được thành công nào đó, tôi vẫn cần giữ tinh thần của một chiến binh: bị đốn ngã thì đứng dậy và tiếp tục tiến lên. Những lúc như thế, tôi lại thấy mình giống như cậu bé 4 tuổi ngày xưa.
Chúng ta đối mặt với những chướng ngại vật mỗi ngày. Nhưng đó chính là để chúng ta đứng dậy, hạ gục, vượt qua; rồi tiếp tục lặp lại quá trình đó. Bạn có một mục tiêu lớn là trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể, trong mỗi việc bạn làm. Thế rồi những chướng ngại vật hay những đối thủ cứ cắt ngang đường đi của bạn. Hãy vượt qua từng thử thách một. Mà trong đó, đối thủ trước nhất bạn phải hạ gục chính là đối thủ ở ngay trong bạn, tên là Sợ Hãi. Và nhớ rằng hẳn là có lý do khi một cuốn sách bán chạy nhất trong một thời gian dài là cuốn sách có tên: “Đừng Sợ Hãi”.
Tôi bắt đầu chơi bóng bầu dục một năm trước Larry. Larry thấp hơn và nhẹ cân hơn tôi. Cả hai chúng tôi đều nhanh nhẹn và táo bạo. Cả hai đều có năng khiếu, khỏe mạnh. Một trong hai chúng tôi đã chơi được giải chuyên nghiệp, còn một thì không.
Khi tôi 4 tuổi, anh trai tôi được tặng một chiếc xe đạp mới làm quà sinh nhật. Tôi vẫn phải đi cái xe đạp ba bánh cũ. Tất nhiên, tôi thích cái xe đạp mới. Bố mẹ tôi kiếm tiền chỉ đủ sống và không muốn mua xe mới cho một đứa trẻ 4 tuổi, nhưng vì tôi năn nỉ ghê quá, nên cuối cùng bố tôi bảo: “Con trai, khi nào con đi được xe đạp hai bánh, bố sẽ mua cho con một cái”. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, tôi đã tập đi được xe hai bánh.
Có một lần, tôi đến bể bơi công cộng. Ở đó, tôi chú ý đến một gia đình với bốn đứa con nhỏ. Hai đứa lớn đã biết bơi. Đứa thứ ba tuy chưa thạo nhưng có vẻ rất tự tin khi xuống nước. Đứa út thì ngược lại. Nó chỉ cảm thấy thoải mái khi ngồi ở thành bể.
Tôi nghe thấy bố mẹ của mấy đứa trẻ gọi cậu con trai út là Skylar và thúc giục nó xuống nước, nhưng không được. Nó cứ nhúng người xuống nước nhưng tay vẫn bám chặt thành bể. Thỉnh thoảng, cậu bé thả tay ra khỏi thành bể nhưng rồi nhanh chóng bám trở lại. Dường như nó đang tự thử sức mình.
Buổi sau đến bể bơi, tôi lại gặp gia đình với bốn đứa con đó. Skylar lại mấp mé ở rìa nước. Tuy nhiên, rất đột ngột, tôi thấy thằng bé thả tay ra, ngụp xuống nước, rồi trong khi tôi chưa kịp định thần, thằng bé lại trồi lên, cười toe toét và la lớn: “BỐ MẸ ƠI! CON ĐÃ TỰ CHẠM XUỐNG ĐÁY BỂ ĐƯỢC MỘT LẦN RỒI!”.
Bố mẹ Skylar khen ngợi sự cố gắng của cậu con trai. Nhưng Skylar không dừng lại. Nó tiếp tục: thả tay, ngụp xuống, trồi lên. Rồi tôi nhận ra: cậu bé này có một mục tiêu! Cậu bé phấn khích như vậy vì đã đạt được mục tiêu của mình.
Trong vòng vài ngày sau đó, tôi cứ suy nghĩ suốt, về việc đến khi nào thì chúng ta ngừng lớn lên và ngừng học hỏi. Vấn đề không phải ở việc chúng ta bao nhiêu tuổi. Hoặc là chúng ta sẽ trải qua đủ đau đớn để ngừng việc mình đang làm, hoặc là chúng ta trải qua đủ niềm vui để tiếp tục. Tuy nhiên, những đau đớn có thể khiến chúng ta ngừng chấp nhận rủi ro, thử thách. Thử những thứ mình chưa biết có thể khiến chúng ta rất đau đớn. Người lớn biết vậy nên nhiều khi không dám thử. Một đứa trẻ thì không có nhiều lựa chọn. Nó phải tiếp tục thử những gì nó chưa biết, vì nó còn chưa biết quá nhiều thứ! Cho nên, nhiều người lớn sẽ ngừng lớn lên, hoặc lớn chậm hơn cả những đứa trẻ, bởi vì không dám thử những gì mình chưa biết.
Suốt cả tuần sau đó, tôi rất hay nghĩ đến Skylar. Tôi nhận ra rằng thử những điều chưa biết là một quá trình mà cuộc sống muốn chúng ta phải chấp nhận. Đó là cách chúng ta lớn lên. Đôi khi chúng ta được khen ngợi vì thử một việc gì đó mới. Lại có những khi chúng ta bị tổn thương. Dù thế nào, thì mỗi lần thử và cố gắng, chúng ta đều lớn lên một chút và học hỏi được thêm một chút. Sự khác nhau giữa những nhà vô địch và những người thua cuộc là ở chỗ những nhà vô địch áp dụng những bài học mà họ đã học được.
Mấy năm trước, tôi đã gặp và nói chuyện lại với đồng đội cũ của tôi là Larry. Lúc này, Larry đã chơi chuyên nghiệp cho đội New England Patriots. Cậu ấy đã được ba giải thưởng. Cậu ấy không có kế hoạch gì khi học đại học, nhưng rồi cậu ấy được mời tham dự trại huấn luyện của Jimmy Johnson. Jimmy là một huấn luyện viên nổi tiếng nghiêm khắc. Sau mùa huấn luyện đầu tiên, ông nói rằng chỉ có hai cầu thủ được chọn để đưa vào đội. Một trong hai người đó là Larry. Cậu ấy không phải là người ghi được nhiều bàn thắng nhất hay tham gia nhiều trận đấu nhất. Nhưng cậu ấy dám lao vào một đối thủ đang xông tới cậu ấy. Nếu Larry ngã, cậu ấy sẽ đứng bật dậy và tiếp tục tiến tới. Trong thế giới của bóng bầu dục chuyên nghiệp, thì tinh thần của một chiến binh còn quan trọng hơn cả năng khiếu bẩm sinh.
Trong cuộc nói chuyện, Larry bảo với tôi rằng giá như tôi không bỏ chơi bóng bầu dục hồi học đại học, thì tôi cũng đã có thể chơi chuyên nghiệp. Tôi đã có tài năng và sự táo bạo cần thiết của một cầu thủ. Nhưng một phần trong tôi ước giá như cậu ấy bảo rằng tôi không đủ giỏi để chơi chuyên nghiệp, còn hơn là nhắc rằng tôi đã ngừng chơi chỉ vì không tìm được môi trường thích hợp. Vì bạn thấy đấy, ngừng chơi là lựa chọn của tôi. Tôi đã tự coi mình là một “người hùng không được trọng dụng”. Mặc dù lúc đó chẳng ai coi tôi là người hùng. Tôi đã ngừng cố gắng, bởi tôi sợ phải đặt ra rồi không đạt được một mục tiêu. Lúc đó tôi đã lớn và không còn là cậu bé 4 tuổi được hứa rằng: “Khi con đi được xe hai bánh, bố sẽ mua cho con một cái xe mới” để rồi tôi có một mục tiêu và tập đi xe chỉ trong chưa đầy một tuần. Tôi đã phải mất rất nhiều năm mới nhận ra rằng để đạt được thành công nào đó, tôi vẫn cần giữ tinh thần của một chiến binh: bị đốn ngã thì đứng dậy và tiếp tục tiến lên. Những lúc như thế, tôi lại thấy mình giống như cậu bé 4 tuổi ngày xưa.
Chúng ta đối mặt với những chướng ngại vật mỗi ngày. Nhưng đó chính là để chúng ta đứng dậy, hạ gục, vượt qua; rồi tiếp tục lặp lại quá trình đó. Bạn có một mục tiêu lớn là trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể, trong mỗi việc bạn làm. Thế rồi những chướng ngại vật hay những đối thủ cứ cắt ngang đường đi của bạn. Hãy vượt qua từng thử thách một. Mà trong đó, đối thủ trước nhất bạn phải hạ gục chính là đối thủ ở ngay trong bạn, tên là Sợ Hãi. Và nhớ rằng hẳn là có lý do khi một cuốn sách bán chạy nhất trong một thời gian dài là cuốn sách có tên: “Đừng Sợ Hãi”.
Không có nhận xét nào...Leave one now